Bánh tráng dừa Bình Định, đặc sản người xứ Nẫu

Đến Bình Định hẳn bạn sẽ được giới thiệu rất nhiều về đặc sản bánh tráng dừa của người xứ Nẫu, nét riêng của vùng đất Tam Quan, Hoài Nhơn, Bình Định. Bánh tráng dừa luôn có mặt trong hầu những bữa ăn, tiệc tùng của người Bình Định hay những người con xa xứ. Và ngày nay, khi mà du lịch Quy Nhơn, Bình Định phát triển thì đây cũng là một món đặc sản rất được du khách yêu thích và lựa chọn làm quà mang về.
Bánh tráng dừa
Bánh tráng dừa
Vậy cách làm bánh tráng dừa Bình Định ra sao? Nên thưởng thức món đặc sản quê hương này như nào và cách bảo quản của nó là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nguồn gốc của sự ra đời bánh tráng dừa

Có thể nói Bình Định chính là quê hương của bánh tráng nước dừa. Bởi tương truyền rằng, bánh tráng là thực phẩm chiến lược được ra đời với bước chân thần tốc của đội quân Tây Sơn với một đoạn đường dài gần 650km từ Phú Xuân đến Thăng Long đánh đuổi ngoại xâm. Tính như vậy, bánh tráng nước dừa Bình Định đã tồn tại được ít nhất trên 2 thế kỷ. Người dân cho rằng, sở dĩ khi đến miền Bắc, bánh tráng dừa lại được gọi là bánh đa bởi do lúc đánh và trận Đống Đa, nghĩa quân Tây Sơn đã sử dụng bánh tráng một cách phổ biến và khiến người ta gọi bánh tráng là “bánh trận Đống Đa”. Và sau này, nó được lược dần chỉ còn hai chữ bánh đa.
Bánh tráng dừa Bình Định
Bánh tráng dừa Bình Định
Ngày nay, bánh tráng nước dừa Bình Định đã có mặt khắp cả nước và thậm chí còn được xuất khẩu ra nước ngoài. Và nó cũng trở thành một món đặc sản dùng làm quà khi du khách đến với vùng đất Bình Định.

Nguyên liệu và cách chế biến bánh tráng dừa

Để làm nên được một chiếc bánh tráng nước dừa Tam Quan thơm ngon, đậm vị quê thì nguyên liệu là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nó phải có đầy đủ: bột gạo xay, mè, nước cốt dừa, gia vị… Và người thợ phải hòa quyện các loại nguyên liệu này với nhau ngay ở bước chuẩn bị để hương vị của mẻ bánh thơm ngon nhất. Yêu cầu đối với nguyên liệu làm bánh tráng dừa rất cao. Đầu tiên là bột gạo sử dụng làm bánh không được chua, nước cốt dừa thì phải chín tới, phần cơm dừa cũng không được quá già mà cũng không được quá non. Và phần chuẩn bị gia vị cho vào bánh cũng rất tỉ mỉ, kỹ càng.
Nguyên liệu làm bánh tráng nước dừa
Nguyên liệu làm bánh tráng nước dừa
Sau khi đã chuẩn bị xong hỗn hợp nguyên liệu đầy đủ thì công đoạn tiếp theo chính là công đoạn tráng bánh. Hoạt động tráng bánh nước dừa cũng không khác gì so với những loại bánh tráng khác. Tuy nhiên, việc bánh tráng có dày ngon hay không thì nó phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề cũng như kỹ năng của người tráng bánh. Chiếc bánh tạo ra phải đều đặn, không có chỗ dày chỗ mỏng, nguyên liệu trộn cũng phải đúng đủ để trong lúc tráng có mùi thơm phảng phất.
Công đoạn tráng bánh
Công đoạn tráng bánh
Bánh tráng nước dừa sau khi tráng xong sẽ được đem đi phơi dưới nắng. Bởi bánh khá dày lại cộng thêm hỗn hợp mè, xơ dừa và hạt tiêu nên yêu cầu bánh phải được phơi dưới nắng to thì nó mới có thể cứng lại được. Trường hợp nếu không có nắng thì cần phải phơi từ 2 đến 3 ngày bánh mới có thể khô được.
Phơi bánh tráng nước dừa
Phơi bánh tráng nước dừa

Thưởng thức bánh tráng nước dừa Bình Định đúng vị

Bánh tráng nước dừa Bình Định
Bánh tráng nước dừa Bình Định
Để thưởng thức được bánh tráng nước dừa Bình Định thì bạn cần phải nướng bánh lên trước. Bởi bánh dày nên không thể nhúng nước ăn luôn được. Khi nướng bánh bạn cần lưu ý lật đều, nướng kỹ và nên nướng bằng lửa than để hương vị của bánh đạt vị ngon, giòn đều. Bánh tráng dừa khi gặp lửa sẽ phồng lên và vàng ươm mùi hành phi quyện với mùi béo của mè và nước dừa. Đặc biệt rất kích thích vị giác và thị giác. Không giống như nhiều loại bánh đa khác là thường ăn luôn, bánh tráng dừa Bình Định thường sẽ được ăn kèm với nước chấm như xì dầu, nước mắm gừng để đạt được vị ngon nhất của bánh.
Bánh tráng nước dừa Tam Quan
Bánh tráng nước dừa Tam Quan
Không chỉ vậy, bạn còn có thể cuốn bánh tráng dừa ăn kèm với chả, thịt, cá… hương vị chắc chắn cũng sẽ rất ngon. Nếu mua bánh tráng dừa về mà chưa ăn luôn thì bạn cần bảo quản bánh ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Bánh nếu được bảo quản tốt có thể giữ trong một thời gian dài.

Làm kẹo dừa từ bánh tráng dừa

Bánh tráng dừa không chỉ ăn được luôn mà bạn còn có thể sử dụng nó như một nguyên liệu để làm kẹo dừa bánh tráng. Cách làm kẹo dừa bánh tráng cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu: đậu phộng khô, đường cát trắng, mạch nha, chanh, mè rang và bánh tráng dừa.
Cách làm kẹo dừa bánh tráng
Cách làm kẹo dừa bánh tráng
Đầu tiên bạn cho đậu phộng vào chảo rang chín, sau đó cho đậu ra rỗ đợi đậu phộng nguội thì bóc hết vỏ để nguyên hạt. Tiếp theo bạn cho đường cát trắng với mạch nha và cho thêm nước lọc vào một cái tô sứ lớn khuấy đều cho tất cả hòa tan hoàn toàn. Hỗn hợp sau khi hòa tan thì bạn cho vào nồi đun sôi. Đun cho đến khi nào bạn thấy nước đường chuyển sang màu nâu đỏ thì vắt vào nồi quả chanh. Tiếp sau đó cho đậu phộng đã rang vào rồi đảo đều lên. Cuối cùng bạn cho đậu phộng lên bánh tráng dừa đã chuẩn bị sẵn. Sau khi trải đều đậu phòng thì bạn rắc mè lên. Và đổ nước đường mạch nha lên bánh tráng, để tầm khoảng thời gian 15 phút là bạn đã có được kẹo bánh tráng dừa thơm ngon.
Bánh tráng nước dừa
Bánh tráng nước dừa
Nếu bạn có cơ hội đến thăm Bình Định thì nhất định đừng bỏ qua món đặc sản bánh tráng dừa bình định thơm ngon này.
Đánh giá
Đăng bình luận
Bình luận
Name
Email